Kỹ thuật đập cầu
Có thể nói điểm ghi được trong trận đánh cầu lông mà do ta tự thực hiện
phần lớn đến từ những cú đập cầu (không kể những điểm ta có được do đối
phương tự đánh hỏng cầu). Do đó nếu không có cú đập cầu (tốt) thì ta
chỉ còn có cách đánh đẩy đưa chờ đối thủ … “tự sát” để mình được … ghi
điểm (phong cách đánh “dưỡng sinh” hay còn gọi là “rơ ông già”)
Tuỳ vào hướng cầu đến phía bên thuận (cùng bên tay cầm vợt ) hay bên nghịch (trái với tay cầm vợt ) ta cũng có các cú đánh sau đây:
– forehand smash: cú đập thuận tay, và
– backhand smash: cú đập trái tay.
Tuỳ vào hướng cầu đến phía bên thuận (cùng bên tay cầm vợt ) hay bên nghịch (trái với tay cầm vợt ) ta cũng có các cú đánh sau đây:
– forehand smash: cú đập thuận tay, và
– backhand smash: cú đập trái tay.
Forehand smash (kỹ thuật đập cầu thuận tay)
Vài lưu ý trong kỹ thuật đập cầu thuận tay:
– Phải đánh trái cầu từ phía trên cao và phía trước mặt. Càng đánh cầu trên cao càng tốt vì sẽ rút ngắn thời gian tấn công, điểm rơi của trái cầu càng sát lưới, buộc đối thủ phải ở vào tư thế bị động, chỉ có thể trả cầu bổng hay trả cầu lưới. Do đó, nói chung, đập cầu có dậm nhảy sẽ tạo nên cú đánh có uy lực hơn đập cầu thông thường (không dậm nhảy).
– Tay cầm vợt đập cầu lúc đầu hơi co, khi tiếp xúc cầu thì vươn thẳng, sau đó đánh tay theo quán tính ra trước để phát huy tối đa sức mạnh của cú đánh.
– Sử dụng cả ba khớp (bả vai, khuỷu tay và cổ tay) trong cú đánh forehand smash để đạt sức mạnh lớn nhất.
Keywords : kỹ thuật đập cầu, kỹ thuật cầu lông căn bản