Kinh nghiệm chọn vợt cầu lông cho người mới tập

Kinh nghiệm chọn vợt cầu lông cho người mới tập

Bạn đang băn khoăn không biết nên mua 1 cây vợt cầu lông như thế nào cho hợp với bản thân khi vừa dấn thân vào giới cầulông?
Trước tiên bạncần xác định bản thân mình thiên về lối đánh nào, tấn công – phòng thủ hay là mỗithứ 1 ít (công cũng tàm tạm mà thủ cũng không tồi), bởi vì lối đánh của chính bạnđóng vai trò tiên quyết để chọn dòng vợt phù hợp chứ không phải do 1 yếu tố nàokhác. Bản thân mình đã chứng kiến rất nhiều trường hợp các anh chị em bạn bèthân thương mua vợt theo thần tượng ( anh Lee Chong Wei, anh Lin Dan…) và ngậmngùi đem bán sau vài tuần sát cánh do không thể thuần hóa được em ấy (quá nặng,quá cứng…tóm lại là không hợp tay ạ). Sau khi xác định được lối đánh, bạn thamkhảo những yếu tố sau để chọn vợt nhé.

1.   Trọng lượng vợt: Được kí hiệu bằng chữ U trên tem dán ở phần cán tiếp giáp với thân vợt,số U càng lớn, vợtcàng nhẹ;
2U (90-94 gr)         3U (85-89 gr)         4U (80-84 gr)             5U(dưới 80gr)
→   Với người châu Á nóichung, 3U(85-89 gr) là trọng lượng vợt vừa phải, nữ giới và trẻ em thiếuniên có thể chọn loại nhẹ hơn như 4U(80-84 gr) hoặc 5U (dưới 80 gr), 2U(90-94 gr) thì siêu nặng, hợp với tay vợtchuyên nghiệp hoặc có cổ tay cực khỏe. Nếu tính thêm trọng lượng dâyvà băng quấn cán, chiếc vợt sẽ nặng thêm trên dưới 10 gr nữa.
2.   Độ to-nhỏ của cán vợt: được kí hiệu là G, nằmngay cạnh trọng lượng U
Số G càng lớn, cán vợt càngnhỏ, người có bàn tay to thường chuộng cán chu vi G2, G3, còn người trung bìnhtrở xuống thường chọn G4, G5.Như vậy, khi đọc tổng thể tem dán về tính chấtvợt, có thể thấy 3UG4 hoặc 4UG5 thường là vợt hợp với người Việt.
3.   Điểm cân bằng của vợt: Balance Point
Điểm cân bằng của vợtchỉ ra rằng vợt nặng đầu hay nhẹ đầu. Điều này khá quan trọng, ảnh hưởng đến lốiđánh và hiệu quả thi đấu. Những khái niệm này có khiđược ghi trên thân vợt, chữ khá nhỏ, phải chú ý mới thấy.
Ø  Vợt nặngđầu (heavy head hay offensive ) : phù hợp với các bạn có chuyên công đập,đánh mạnh, cầu đi sâu xuống cuối sân.
Ø  Vợt cânbằng (even balance): công – thủ hài hòa.
Ø  Vợt nhẹđầu (light head hay defensive ) : phù hợp với các bạn có rơ lắt léo,thiênvề phòng ngự tìm điểm yếu của đối phương để khai thác.
Một cách kiểm tra độ cân bằngkhác là dùng ngón tay trỏ đỡ dưới thân vợt, dịch chuyển lên xuống sao cho vợt nằmcân bằng ngang hoàn toàn, lúc này điểm tiếp xúc giữa ngón tay và thân vợt là điểmcân bằng, nếu nó gần đầu vợt hơn là công và ngược lại.



4.    Độ dẻo của thân vợt: Để thử bạn chỉ cần một tay cầm cán, một tay cầm đầu vợt vànhẹ nhàng bẻ cong. Có thể chia ra làm 3 mức:


Ø  Dẻo: hợp với rơ lắt léo, điều cầu theo điểm mong muốn, đặc biệtcực kì hiệu quả với những cú tăng đập thì điểm cầu rơi cực kì khó chịu. Tronggiới cầu lông phong trào của TPHCM có tay vợt khá nổi tiếng Lâm Thanh Tùng chuyêncông nhưng lại sử dụng vợt dẻo và vô cùng hiệu quả, Bên cạnh đó cũng có nhữngcây vợt cực kì dẻo, nhưng chỉ chiếm số lượng rất ít do quá khó để điều khiển điểmrơi của cầu theo ý muốn.
Ø  Trung bình: loại này được lựa chọn khá phổ biến vì mức độ khả dụng củanó, hợp với bạn có lối chơi đa dạng, biến hóa, tấn công hay phòngthủ đều được.
Ø  Cứng: hợp với những bạn có cánh tay và cổ tay phải thật khỏe,thiên về đập, tạt hoặc đè cầu khi sử dụng loại vợt này sẽ rất hiệu quả, pháthuy được hết sức mạnh bạn truyền vào quả cầu trong mỗi cú đánh. Có 1 số ít vợtthuộc dòng siêu cứng và hầu hết chỉ có các tay vợt chuyên nghiệp mới sử dụng.
-       Bên cạnh độ dẻo bạn cũng nên kiểm tra độ xoắn của vợt, giống như cách thử độ dẻo, bạn cầm đầu và cán vợt rồitừ từ xoắn cây vợt, nếu vợt dễ dàng bị xoắn thì có nghĩa khả năng chống xoắn củanó kém, và điều này sẽ ảnh hưởng đến hướng đánh của quả cầu khi chúng ta đánh,nghiêm trọng hơn nó sẽ ảnh hưởng trực tiếp tới tuổi thọ của vợt, vợt chống xoắnkém thì thân vợt sau mỗi cú đánh mạnh sẽ bị tét dần từng ít một.
-       Độ rung hay còn gọi là độ cân bằng động của vợt cũng là 1 yếu tốquan trọng, Bạn có thể tự kiểm tra bằng cách ép chặt cán vợtlên mặt phẳng, lấy ngón tay bật nhẹ vào đầu vợt theo hướng vuông góc, nếu đầu vợtrung thẳng, không lắc ngang là vợt cân bằng động tốt, nếu lắc ngang là sản phẩmkém chất lượng hoặc hàng giả.

5.    Mức độ trợ lực của thân vợt: được chia làm 5 cấp độ
Ø  Không trợ lực: Cán bằng vật liệu thép, khôngtrợ lực.
Ø  Có trợ lực ít: Cán bằng Graphite thường.
Ø  Có trợ lực: Cán bằng High Module Graphite.
Ø  Trợ lực cao: Cán bằng High Module Graphite cópha Titan hoặc cacbon dạng sóng, cấu trúc Nano.
Ø  Trợ lực cao nhất: Cán bằng High ModuleGraphite có titan, cấu trúc Nano nhóm, khung vợt rộng bản có muscle.
→  Vợt chế tạo từ Module Graphite cao ( High Module Graphite) mới có khả năng chống xoắn thân vợt khi đập cầu mạnh nhưngkhông đúng trọng tâm vợt (cụ thể là đường tâm dọc).
 6.   Hình dáng đầu vợt:
Bạn thường nghe nói đếnkhái niệm Isometric, hay Conventional, thì đây là những từ miêu tả hình dángcủa đầu một cây vợt cầu lông
  • Conventional nói đến đầuvợt hình ovan
  •  Isometric dùng mô tả đầuvợt hình tròn hơi vuông vuông
 




7.   Thương hiệu:
Hiệnnay có rất nhiều hãng vợt để các bạn chọn lựa mua cho mình 1 cây vợt vừa đápứng yêu cầu kỹ thuật vừa hợp túi tiền như: YONEX, FINNEX, VICTOR, FLEET…Vì đâylà một bài viết gợi ý, nên mình chọn cách phân loại vợt theo mức giá:


Từ 3.300.000đ trở lên: khuyến nghị bạnnên mua vợt của thương hiệu Yonex, vì với khoảng tiền này bạn có thể sở hữunhững dòng vợt cao cấp với công nghệ tối tân của Yonex, đây là những cây vợt “rất đáng tiền” và hầu như ít khi có sản phẩm lỗi, cảm giác sử dụng vợt luônđược đánh giá ở mức độ hài lòng đến rất hài lòng. Mức độ phủ sóng của hãng vợtnày hiện nay được tính trên phạm vi thế giới, nên không khó để bạn tìm được mộtcửa hàng uy tín để chọn mua vợt chính hãng.


Từ 1.800.000đ-3.300.000đ: với khoảntiền này bạn sẽ có rất nhiều sự lựa chọn giữa các hãng Finnex, Fleet, Victor.Theo phản hồi của rất nhiều bạn chơi từ nghiệp dư đến bán chuyên nghiệp thìchất lượng của 3 hãng này khá ổn định, độ bền tốt, sản phẩm ít bị lỗi và chế độbảo hành chuyên nghiệp. Điển hình như Finnex với thời gian bảo hành vợt trọnđời nếu như vợt có lỗi do nhà sản xuất. Với mức giá này bạn đã có thể sở hữunhững cây vợt “đỉnh” nhất của các hãng kể trên với chủng loại đa dạng, mẫu mãđáp ứng được mọi thị hiếu.



Từ 1.000.000đ-1.800.000đ thì bạn có thểchọn Calrton, Forza chính hãng (vì hiện nay hàng chính hãng đa số là hàng xáchtay từ nước ngoài về với số lượng rất ít, còn đại đa số là hàng sao chép lạinhững mẫu vợt nổi tiếng của các hãng khác được nhập về từ Trung Quốc), Finnexcũng có rất nhiều vợt tầm trung với chất lượng cực kì ổn.


Dưới 1.000.000đ thì bạn có thể chọnProace, Apacs, Tenway là những hãng vợt giá rẻ nhưng chất lượng tương xứng vớigiá thành, kiểu dáng bắt mắt với độ bền chấp nhận được.


Ø Bản thân mình đã từng sử dụng qua rất nhiều hãng vợt từ Yonex, Victor, Apacs, Sotx, Forza với đủ mức giá từ 4.000.000đ xuống còn 500.000đ, cuối cùng nhận ra mức giá hay hãng vợt chưa hẳn là yếu tố quan trọng nhất, mà vợt vừa tay, phát huy được sở trường củabản thân và mang lại cảm giác cầu tốt nhất mới là điều tất yếu. Tay vợt đẳng cấp quốc gia như Lý Bửu Sơn vẫn chọn sử dụng cây vợt Proace Stroke 316 trongnhiều năm nay và vẫn đạt được nhiều thành tích tốt dù cây vợt có giá thành chỉ dưới 1 triệu đồng. Hi vọng bài viết có thể giúp các bạn chọn được một cây vợt vừa ý.  

Nguồn : internet 

Tags : cầu lông, cầu lông cơ bản, kinh nghiệm mua vợt cầu lông, kinh nghiệm chọn vợt cầu lông